Theo thông tin của Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, giá cao su tự nhiên cuối tháng 7/2015 chưa có dấu hiệu tiến triển trong việc tiêu thụ nguồn nguyên liệu cũng như các sản phẩm liên quan như: cao su tấm, cao su lưu hóa,… Diễn biến giá cao su tự nhiên trên thế giới đã tác động lớn đến thị trường cao su nội địa.

cao-suGiá cao su tự nhiên vẫn đang giảm mạnh

Diễn biến giá cao su trên thị trường quốc tế

Trong tuần vừa qua là thời điểm kết thúc của tháng 7, thị trường cao su liên tiếp giảm trong hai phiên giao dịch đầu tuần do bị ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc tụt đà phát triển. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm mạnh đã tạo nên mối lo ngại cho nhà đầu tư không thể tiếp tục bạo gan đổ vốn vào thị trường cao su. Vào ngày 31/7, giá cao su RSS đạt 1.628 USD/tấn, giảm 22 USD/tấn so với đầu tuần trước và giảm 53 USB so với thời điểm cuối tuần trước.

Kết thúc tháng 7/2015, thị trường cao su quốc tế vẫn còn rơi vào tình trạng nặng nề, giá cao su RSS 3 trên sàn TOCOM trung bình đạt 1.709 USD/tấn, giảm 167 USD/tấn so với tháng 6 năm nay. Riêng giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore cũng biến động tương tự sàn TOCOM. Giá SMR 20 trung bình do MRB chào bán đạt 1.443 USD/tấn, giảm 134/tấn so với tháng 6/2015.

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu vào cuối tháng 7/2015

Chỉ trong tuần cuối cùng của tháng 7/2015, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán giữ ở mức rất ổn định. Giá SVR 3L xuất khẩu chào bán vẫn ở mốc là 1.590 USD/tấn và không thay đổi so với những ngày đầu và cuối tuần trước đó.

Xem thêm: Giá cao su rất khó tăng trong năm 2015

Sản lượng cao su trung bình của thị trường Việt Nam xuất khẩu theo giá SVR 3L ở mức 1.638 USD/tấn, giảm 144 USD/tấn so với mức trung bình trong tháng 6/2015 và giảm 262 USD/tấn so với cùng thời điểm của năm trước.

Qua đó cho thấy, giá cao su tự nhiên cuối tháng 7/2015 còn gặp nhiều khó khăn khăn khi nâng giá xuất khẩu.